GDTrH – Trường THCS Chà Nưa, một điểm sáng vùng khó khăn trong công tác xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia.

Thứ năm - 24/02/2011 05:45

Chà Nưa là một xã biên giới của huyện Mường Chà, cách trung tâm huyện 63 km, phía bắc và tây bắc tiếp giáp huyện Mường Nhé, phía tây và tây nam tiếp giáp huyện Mường Mày của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, Đông và đông nam tiếp giáp các xã trong huyện. Diện tích tự nhiên 9.873,57 ha, giao thông đi từ trung tâm xã đến các bản còn nhiều khó khăn nhất là mùa mưa lũ. Xã có 7 bản, tổng có số 423 hộ với 2.233 nhân khẩu, gồm hai dân tộc Thái và Mông. Nhân dân trong xã có truyền thống cách mạng, luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, cần cù trong lao động xây dựng, bảo vệ quê hương và có truyền thống hiếu học.

Công trình kè chắn đất dài trên 100m do thầy trò nhà trường tự xây dựng.
Công trình kè chắn đất dài trên 100m do thầy trò nhà trường tự xây dựng.
Những năm qua thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước đối với biên giới và miền núi đời sống của nhân dân đang có những chuyển biến về mọi mặt. Công tác giáo dục được quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất và đội ngũ, chất lượng giáo dục từng bước được nâng lên.
Xã có một trường THCS được chia tách và thành lập từ năm 2004. Những năm đầu thành lập cơ sở vật chất của nhà trường còn nhiều khó khăn thiếu thốn với 100% các phòng học, phòng làm việc của ban giám hiệu đều là tranh, tre, nứa lá do nhân dân đóng góp xây dựng. Đồ dùng trang thiết bị phục vụ cho công tác dạy và học thiếu thốn.  Điều đó đã làm ảnh hưởng tới chất lượng giáo dục. Đội ngũ giáo viên còn trẻ (tuổi đời trung bình 23) chưa có kinh nghiệm trong công tác giảng dạy, nhà trường chưa có giáo viên giỏi cấp trường, trường có 14 giáo viên, trong đó 13 thầy cô  từ miền xuôi lần đầu tiên lên nhận công tác, chưa biết tiếng dân tộc cũng như những phong tục tập quán của địa phương, chưa thực sự yên tâm công tác.
Trước thực trạng đó, để xây dựng nhà trường thành trường chuẩn quốc gia theo 5 tiêu chí mà Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Ban giám hiệu và tập thể giáo viên đã rất trăn trở, suy nghĩ, bàn bạc để tìm ra giải pháp thực hiên và đi đến thống nhất là muốn phát triển nhà trường trước hết phải phát triển đội ngũ giáo viên và tạo ra được một phong trào học tập manh mẽ trên địa bàn xã, chất lượng đội ngũ giáo viên quyết định đến chất lượng giáo dục và chất lượng các mặt công tác khác.
Nói như vậy, nhưng phát triển đội ngũ như thế nào khi đội ngũ chưa có nhân tố làm nòng cốt, chưa có giáo viên giỏi cấp trường, chưa có đủ giáo viên cùng chuyên môn để trao đổi kinh nghiệm. Trước khó khăn đó, nhà trường đưa ra chủ trương mỗi thầy giáo, cô giáo tự bồi dưỡng tự nâng cao chất lượng chuyên môn của mình. Chủ chương đó đã được tập thể cán bộ giáo viên nhiệt tình ủng hộ. Ban giám hiệu đã tạo mọi điều kiện cho giáo viên bồi dưỡng và tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ như: cử giáo viên đến trường THCS thị trấn Mường Chà và trường PTDTNT huyện dự giờ, học hỏi kinh nghiệp giảng dạy và kinh nghiệp giáo dục học sinh; chủ động tham mưu đề xuất với cấp ủy đảng chính quyền địa phương tạo mọi điều kiện thuận lợi cho giáo viên yên tâm công tác, UBND xã đã giao cho trường một khu đất tại trung tâm xã để cán bộ giáo viên làm nhà và ổn định cuộc sống, đến nay trường đã có 12/16 thầy cô giáo có nhà riêng và yên tâm công tác lâu dài.
Hai tổ chuyên môn nhận thức rõ tầm quan trọng của việc chỉ đạo và sinh hoạt chuyên, chủ động xây dựng kế hoạch hoạt động sát với thực tế của nhà trường. Các thành viên nghiêm túc tìm cách khắc phục những hạn chế trong chuyên môn, xây dựng những chuyên đề mang tính chất sát thực, thảo luận tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình giảng dạy những bài khó, xây dựng giáo án và tiến hành dạy thực nghiệm để rút kinh nghiệm. Qua nhiểu lần như vậy đã tìm ra được những biện pháp hữu hiệu, dạy học bám sát đối tượng, sát tình hình thực tế của học sinh, không dạy những gì cao siêu, học sinh hổng kiến thức chỗ nào thì dạy chỗ đó song vẫn đảm bảo chương trình, bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng.
Bên cạnh việc bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên, trường luôn chú trọng tạo ra các phong trào học tập trên địa bàn xã, đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, toàn xã đã có 7/7 bản có hội chi khuyến học, có 5/6 dòng họ đạt danh hiệu dòng họ hiếu học. Đẩy mạnh công tác thi đua khen thưởng, không những thi đua giữa các giáo viên, giữa học sinh với học sinh mà còn thi đua giữa dòng họ này với dòng họ khác, giữa bản này với bản kia.
Ban giám hiệu đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng khối đoàn kết, không chỉ đoàn kết nội bộ cơ quan mà còn là sự đoàn kết diện rộng, giữa 3 trường, 3 cấp học trong xã. Ban giám hiệu các trường cùng quan điểm trong xác định mục tiêu nhiệm vụ, đồng lòng trong công tác giáo dục trên địa bàn xã, là nhiệm vụ chung của tất cả các thầy cô giáo công tác trên địa bàn, tập thể cán bộ giáo viên 3 trường luôn luôn giúp đỡ và chia sẻ trên mọi lĩnh vực công tác và cuộc sống.
Qua 5 năm thực hiện, trường đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ, năm học 2006-2007 có 3 giáo viên dạy giỏi cấp huyện (18,8%), năm học 2008-2009 có 6 giáo viên giỏi cấp huyện (37,5%), trong đó có 2 giáo viên giỏi cấp tỉnh (12,5%). Phấn đấu năm học 2010-2011 có 9/16 (56,3%) giáo viên dạy giỏi từ cấp huyện trở lên. Với chất lượng đội ngũ như vậy trường đã bước đầu thành công trong việc nâng cao chất lượng dạy và học. Chất lượng giáo dục năm học 2009-2010, về học lực, học sinh giỏi 6,45%, học sinh khá 34,45%, học lực yếu 3,2%, không có học sinh học lực kém. Về hạnh kiểm 88,2% học sinh có hạnh kiểm khá tốt, không có học sinh yếu về hạnh kiểm.
Không chỉ thành công trong việc nâng cao chất lượng học sinh, chất lượng đội ngũ giáo vên, trường còn thành công trong việc xây dựng cảnh quan trường lớp, tạo môi trường giáo dục xanh - sạch - đẹp và thân thiện. Trong 5 năm nỗ lực tôn tạo, xây dựng cơ sở vật chất, ngoài sự quan tâm đầu tư của nhà nước, còng có sự đóng góp hàng nghìn ngày công của nhân dân trong xã, sự cố gắng vượt bậc của thầy và trò nhà trường, đã tự làm được trên 1000m2 sân bê tông và xây được trên 100m kè đá với hơn 100m3 đá cuội được vận chuyển từ các con suối về.
Vinh dự và tự hào cho nhân dân các dân tộc trong xã, tập thể cán bộ, giáo viên và học sinh trường THCS Chà Nưa, đầu tháng 12 năm 2010 nhà trường đã được đoàn thẩm định trường chuẩn quốc gia của UBND tỉnh đánh giá cao, hiện đoàn thẩm định đã trình UBND tỉnh ra quyết định công nhận trường đạt chuẩn quốc gia đầu năm 2011./.

Nguồn tin: Sở GD&ĐT Điện Biên (dienbien.edu.vn)

 Tags: ,

Tổng số điểm của bài viết là: 2 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 2 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

VĂN BẢN MỚI NHẤT
QUYẾT ĐỊNH
Về việc công bố công khai thực hiện dự toán thu - chi ngân sách
6 tháng cuối năm 2023 của trường THPT Chà Cang
QUYẾT ĐỊNH
Về việc công bố công khai thực hiện dự toán thu - chi ngân sách
quý IV năm 2023 của trường THPT Chà Cang
QUYẾT ĐỊNH
Về việc công bố công khai dự toán chi ngân sách năm 2024
của trường THPT Chà Cang
QUYẾT ĐỊNH Về việc công bố công khai điều chỉnh dự toán chi ngân sách năm 2023 của trường THPT Chà Cang
QUYẾT ĐỊNH Về việc công bố công khai bổ sung dự toán chi ngân sách năm 2023 của trường THPT Chà Cang
Hoạt động nhà trường
Liên kết website

 

 

 

 

Ảnh hoạt động nhà trường
1anhhoithi.jpg 1266659120-nv.jpg 1266661209-nv.gif 1268850604-nv.jpg 1269273502-nv.jpg
Có thể bạn quan tâm
Quản trị thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập31
  • Hôm nay16,077
  • Tháng hiện tại312,267
  • Tổng lượt truy cập14,809,673
TRƯỜNG THPT CHÀ CANG
Xã Chà Cang, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên

Website đang trong quá trình xây dựng và thử nghiệm
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây