Chung nỗ lực “gieo chữ” ở Nà Hỳ

Thứ ba - 22/02/2011 10:52
ĐBP - Chúng tôi có dịp trở lại Nà Hỳ (xã Nà Hỳ, huyện Mường Nhé) vào những ngày đầu xuân, khi không khí xuân vẫn còn khắp các bản, làng. Nhưng đó lại là lúc bận rộn nhất của những thầy cô giáo nơi đây. Vì sau mỗi đợt nghỉ Tết nguyên đán, học sinh thường đến trường muộn, thậm chí “quên” cả việc đi học nên thầy cô lại đi “chiêu sinh” lần 2. Không chỉ thầy cô giáo mà chính quyền địa phương, các trưởng bản, già làng ở Nà Hỳ cũng tham gia vận động các em học sinh tới trường học.
Thầy, trò Trường THCS Nà Hỳ
Thầy, trò Trường THCS Nà Hỳ

Chúng tôi gặp thầy Bùi Văn Dịu, giáo viên Trường Tiểu học Nà Hỳ số 1 khi thầy đang “chiêu sinh” lần 2 ở bản Nậm Ngà 1. Thầy Dịu cho biết: Ngoài đợt chiêu sinh lần 1 khi bước vào năm học thì các thầy cô giáo ở đây còn phải đi “chiêu sinh” lần 2 sau đợt nghỉ tết Nguyên đán. Vì sau tết, học sinh thường “quên” tới trường để học tiếp hoặc tới muộn so với quy định của nhà trường. Theo chân thầy Dịu và trưởng bản Giàng A Đông tới nhà phụ huynh học sinh, chúng tôi mới thấy được sự vất vả, khó khăn của thầy cô giáo vùng cao khi tới nhà học sinh vận động phụ huynh cho con tới trường. Có trường hợp sau khi vận động, tuyên truyền, giải thích về việc “học chữ” quan trọng như thế nào, phụ huynh đồng ý cho con tới trường học, nhưng cũng kèm theo câu nói “thầy giáo mà cho nó đi học nhớ phải nuôi nó…”.

Trưởng bản Giàng A Đông tâm sự: “Dù khó khăn như thế nhưng chúng tôi cũng thấy vui vẻ sau mỗi lần phối hợp cùng với nhà trường vận động con em trong bản tới lớp, vì mỗi đứa trẻ trong bản được học cái chữ là chúng tôi vui rồi!”. Trong các chuyến đi vận động cho các cháu trong bản tới trường học, Trưởng bản Giàng A Đông thường mang theo những tài liệu về phòng chống ma túy, HIV/AIDS… và “tranh thủ” tuyên truyền các chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước tới bà con, nên đi đến gia đình nào, bà con nhân dân cũng đón tiếp Trưởng bản nhiệt tình.

Không chỉ ở cấp tiểu học mà cấp THCS các thầy cô cũng phải mỗi năm đi “chiêu sinh” 2 lần. Thầy giáo Phạm Quốc Hoàn, Hiệu trưởng Trường THCS Nà Hỳ tâm sự: “Trước đây, để các em tới lớp, chúng tôi thường tới tận nhà “chiêu sinh”, khi thuyết phục được gia đình các em cho tới trường đi học thì lại lo cho các em cái ăn, chỗ nghỉ… rồi mới dạy chữ. Nhưng từ khi có sự quan tâm của chính quyền địa phương tới giáo dục thì tình trạng học sinh bỏ học lấy chồng, lấy vợ hay bỏ học đi làm nương, đi học không chuyên cần đã giảm rõ rệt”.

Năm học 2010 – 2011, Trường THCS Nà Hỳ có 447 học sinh, trong đó chỉ có duy nhất 1 học sinh là người dân tộc Kinh còn lại 99,8% là học sinh dân tộc thiểu số. Mặc dù về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học đã được đầu tư đáng kể, đáp ứng cơ bản nhu cầu dạy và học nhưng việc dạy và học của Trường vẫn còn nhiều khó khăn. Điều kiện ăn, ở, nhà nội trú dân nuôi trong trường chưa đáp ứng được nhu cầu của học sinh. Đa số các em phải ở các lán, lều nhỏ được làm tạm bợ xung quanh trường, ảnh hưởng không ít tới chất lượng học tập. Không chỉ học sinh còn gặp khó khăn, mà các thầy cô giáo ở đây cũng đang phải sống chung với cái nóng đổ lửa của mùa hè, cái rét thấu xương của mùa đông nơi biên giới. Khó khăn là thế nhưng với sự chung tay, chia sẻ của chính quyền địa phương “cái chữ” vẫn đang từng ngày bám trụ nơi bản cao.

Mong muốn hiểu rõ hơn sự chung tay của chính quyền địa phương trong việc đưa chữ về bản, chúng tôi tìm gặp ông Thùng Văn Hôm, Chủ tịch UBND xã Nà Hỳ – người được mệnh danh “thầy giáo của Nà Hỳ”. Dáng người ngăm đen, gầy gò nhưng không lần nào đi “chiêu sinh” vắng mặt ông. Cái danh “thầy giáo Nà Hỳ” cũng chính do bà con địa phương đặt cho ông, vì đã quá nhiều lần ông ăn cơm nắm đi “chiêu sinh” cùng thầy cô giáo ở các trường trên mảnh đất Nà Hỳ nên bà con nhầm ông Chủ tịch xã là thầy giáo. Ông Hôm cho biết: Xã Nà Hỳ có tất cả 17 bản, trước đây đời sống bà con còn khó khăn, từ khi được Đảng, Nhà nước quan tâm làm đường giao thông, xây trường học, hỗ trợ giống lúa… đời sống bà con ngày càng nâng lên. Để chất lượng giáo dục ở Nà Hỳ được nâng cao, chính quyền xã đã phát động phong trào giáo dục đến mọi nhà. Gia đình nào có con, cháu tới tuổi đi học không cho tới trường là gia đình đó không được xét gia đình văn hóa, bị khiển trách trong các cuộc họp bản, xã. Chính quyền xã cũng thường xuyên đôn đốc trưởng bản, già làng ở các bản vùng cao như Nậm Ngà 1, Nậm Chua 2, Nậm Chua 5… phối hợp với các thầy, cô giáo vận động các cháu tới trường. Chúng tôi chỉ có một mong muốn làm sao các cháu ở Nà Hỳ đều được tới trường học.

Tác giả bài viết: Hải Chung

Nguồn tin: Báo Điện Biên Phủ điện tử

 Tags: ,

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

VĂN BẢN MỚI NHẤT
QUYẾT ĐỊNH
Về việc công bố công khai thực hiện dự toán thu - chi ngân sách
6 tháng cuối năm 2023 của trường THPT Chà Cang
QUYẾT ĐỊNH
Về việc công bố công khai thực hiện dự toán thu - chi ngân sách
quý IV năm 2023 của trường THPT Chà Cang
QUYẾT ĐỊNH
Về việc công bố công khai dự toán chi ngân sách năm 2024
của trường THPT Chà Cang
QUYẾT ĐỊNH Về việc công bố công khai điều chỉnh dự toán chi ngân sách năm 2023 của trường THPT Chà Cang
QUYẾT ĐỊNH Về việc công bố công khai bổ sung dự toán chi ngân sách năm 2023 của trường THPT Chà Cang
Hoạt động nhà trường
Liên kết website

 

 

 

 

Ảnh hoạt động nhà trường
1anhhoithi.jpg 1266659120-nv.jpg 1266661209-nv.gif 1268850604-nv.jpg 1269273502-nv.jpg
Có thể bạn quan tâm
Quản trị thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập36
  • Máy chủ tìm kiếm8
  • Khách viếng thăm28
  • Hôm nay12,198
  • Tháng hiện tại305,133
  • Tổng lượt truy cập14,802,539
TRƯỜNG THPT CHÀ CANG
Xã Chà Cang, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên

Website đang trong quá trình xây dựng và thử nghiệm
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây