Sở Giáo dục và Đào tạo vừa công bố Quyết định công nhận kết quả thi chọn HSG lớp 10, 11 năm học 2013-2014 . Trường THPT Chà Cang đạt 7 giải ở các bộ môn Toán, Văn, Sinh học và Lịch sử.
Theo thông báo của Sở Giáo dục và Đào tạo, kỳ thi chọn HSG các môn văn hóa và MTCT lớp 12 năm học 2013-2014 trường THPT Chà Cang đạt 2 giải, trong đó có 1 giải Ba và một giải Khuyến khích.
Trường THPT Chà Cang là trường nằm trên địa bàn xã Chà Cang – một xã đặc biệt khó khăn của huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên. Trường mới thành lập được 5 năm nhưng đã có rất nhiều học sinh là con em các dân tộc trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn như Chà Cang, Nà Bủng, Nà Hỳ, Nà Khoa, Nậm Khăn, Pa Tần …. theo học tại trường.
Dienbien.edu.vn - Hiếu học và giàu nghị lực đó là nhận xét của các thầy cô giáo và các em học sinh trường THPT Chà Cang khi nhắc về em Lò Thị Duyên - một nữ sinh dân tộc Thái của trường.
ĐBP - Đến Trường THPT Chà Cang (xã Chà Cang, huyện Nậm Pồ) - một trong những trường cấp 3 khó khăn nhất của tỉnh Điện Biên, mới thấy được nỗi vất vả của các thầy, cô tận tụy đem cái chữ đến cho học sinh nơi đây. Họ không chỉ thiệt thòi vì muôn vàn khó khăn, thiếu thốn về cơ sở vật chất, mà mùa hè đối với họ cũng không phải là thời gian nghỉ ngơi, mà để giúp các em học sinh ôn luyện kiến thức.
Sáng ngày 27 tháng 5 năm 2013, thầy và trò trường THPT Chà Cang long trọng tổ chức buổi lễ tổng kết năm học 2012-2013. Ngay sau lễ tổng kết năm học là lễ tri ân trưởng thành “ Khi tôi 18” của các em học sinh lớp 12 sắp sửa ra trường.
(dienbien.edu.vn) Hôm nay, khi Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố kết quả thi học sinh giỏi quốc gia, thấy tên Hoàng Nguyễn Ngọc Anh trong danh sách học sinh đạt giải, những hình ảnh của gần ba năm trước lại hiện lên trong tâm trí tôi.
Bến xe Mường Nhé những ngày giáp tết đông hơn rất nhiều so với những ngày bình thường. Trong số những hành khách bộn bề với những hành lí về quê ăn tết, không thể lẫn được đó là những thầy cô giáo đang công tác tại huyện Mường Nhé xa xôi của tỉnh Điện Biên. Chuyến xe Mường Nhé - Điện Biên hôm nay thật đặc biệt phần lớn hành khách là những thầy cô giáo. Những câu chuyện cảm động của họ khiến quãng đường về xuôi đằng đẵng của tôi như gần lại:
Trải qua 5 năm xây dựng và phát triển (4/1/2008-4/1/2013), Trường THPT Chà Cang đã vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách, đạt được nhiều thành tích xuất sắc, hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy, học tập và các nhiệm vụ chính trị mà Đảng, Chính quyền, nhân dân giao phó. Nhân dịp này, chúng ta cùng ôn lại những ngày đầu vất vả nhưng rất tự hào, những ngày đầu mới thành lập trường.
Gọi là lớp học đặc biệt bởi gần 100% học sinh của lớp là con em các dân tộc Thái và Mông, đặc biệt hơn nữa là gần một phần ba học sinh của lớp là học sinh giỏi cấp tỉnh trong đó có rất nhiều em là học sinh nghèo vượt khó. Đó là tập thể lớp 12C1 trường THPT Chà Cang, một ngôi trường đứng chân trên địa bàn xã vùng cao, biên giới đặc biệt khó khăn của huyện Mường Nhé - tỉnh Điện Biên.
Với nhiệt huyết tuổi trẻ, anh cùng các đồng nghiệp hăm hở cõng từng con chữ lên với vùng cao Ngã Ba Chà, nơi hội tụ nhiều khó khăn của Mường Nhé, Điện Biên. Để rồi anh không chỉ nặng lòng với đất, trăn trở với sự học của đàn em thơ, mà còn nguyện gắn cả cuộc đời của mình với nơi đây khi phải lòng cô gái Thái đẹp hơn hoa ban rừng.
Ngày 19.11.2012, trường THPT Chà Cang đã long trọng tổ chức Lễ kỉ niệm 30 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2012). Trong buổi lễ đã tôn vinh các tập thể và cá nhân tiêu biểu cho phong trào thi đua đợt I. Danh sách các tập thể và cá nhân được xét khen thưởng như sau:
“Gian nan cùng con chữ” đó là những cảm nhận ban đầu của chúng tôi khi tiếp xúc với em Lường Văn Diện – một học sinh nghèo vượt khó của trường THPT Chà Cang. Nhìn gương mặt của em không ai nghĩ em đang là học sinh THPT, những lo toan hàng ngày trong cuộc sống và học tập đã khiến em già đi rất nhiều so với các bạn cùng trang lứa.
Một trong những ngày lễ lớn của toàn dân là ngày nhà giáo Việt nam 20/11. Bởi vì trong cuộc đời của mỗi người,ai cũng có một thời làm trò, một thời nhận được sự dìu dắt của thầy, cô.
Đó là đôi bạn dân tộc H’Mông cùng lớp 12C1 trường THPT Chà Cang huyện Mường Nhé, Lý A Giàn và Giàng A Dê, đôi bạn ở KTX cùng một phòng, cùng rủ nhau đi thi một trường Đại học, cùng chọn một khoa để thi, cùng thi khối C và cùng đỗ vào diện cao khá cao ở trường này.
Kỳ thi tuyển sinh cao đẳng, đại học đang “nóng” lên từng ngày ở khắp nơi, học trò nhao lên đi luyện thi, phụ huynh đôn đáo chuẩn bị,...nhưng đâu đó, có những học sinh âm thầm, lặng lẽ tự trau dồi cho mình kiến thức hay tìm đến nhà thầy dạy mình ở bậc phổ thông ôn luyện. Bởi vì, nhà các em đều là học sinh nghèo, đến như tiền để đi thi trong vài ngày cũng chưa chắc đã đủ nói gì đến ôn luyện…
Chà Nưa là một xã biên giới của huyện Mường Chà, cách thành phố Điện Biên Phủ gần 130km, xã có diện tích 9.837ha với 465 hộ dân và 2.356 nhân khẩu thuộc 4 dân tộc sinh sống tại 7 bản, trong đó bản xa trung tâm nhất gần 30km. Là một xã có diện tích rộng, số dân không đông, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn và kinh tế chủ yếu là tự cung tự cấp, việc đi lại đến Chà Nưa và đặc biệt là đến các bản, các điểm trường vẫn còn nhiều khó khăn vất vả. Cùng với Chà Cang, Chà Tở, ba xã tạo thành vùng Ba Chà huyền thoại trong tâm thức của nhân dân, với những địa danh, sơn danh, thủy danh mang đậm dấu ấn văn hóa lịch sử….
Phình Giàng - vùng đất được người địa phương gọi với hàm nghĩa mênh mông để lại trong tôi nhiều ấn tượng. Còn nhớ lần đầu về Phình Giàng năm 2006 tôi đã bị cuốn hút bởi những tên bản chẳng có ở đâu, như: Sa Vua, Pa Cá, Huổi Dụa Và bây giờ, dẫu vào Phình Giàng nhiều đến độ thuộc lối quen đường song với tôi, Phình Giàng vẫn là mảnh đất để lại bao niềm day dứt, bởi trên vùng đất mênh mông ấy còn những trẻ nghèo côi cút, bơ vơ.