Bàn về một số tiêu chí đánh giá bài soạn có ứng dụng công nghệ thông tin

Thứ bảy - 09/07/2011 17:11
Một trong những ứng dụng quan trọng của công nghệ thông tin (CNTT) trong nhà trường đó là phục vụ công tác giảng dạy, nâng cao chất lượng học tập của học sinh. Hiện nay, các điều kiện từ công cụ thiết bị máy móc, mạng viễn thông internet và nguồn tài nguyên phong phú trên mạng đã thực sự giúp đội ngũ thầy cô giáo không những tự bồi dưỡng kiến thức chuyên môn mà còn giúp cho công tác giảng dạy có hiệu quả hơn.
Trình chiếu
Trình chiếu

Song điều mà đội ngũ giáo viên còn lúng túng, phân vân là sử dụng CNTT trong quá trình dạy học như thế nào cho có hiệu quả, đặc biệt là khi soạn giáo án có sử dụng CNTT hỗ trợ các hoạt động trên lớp, hỗ trợ học sinh tìm tòi, tiếp nhận kiến thức. Thông thường khi mới sử dụng CNTT  giáo viên thường hơi lạm dụng CNTT nên hiệu quả không cao. Trong những năm qua Hội đồng bộ môn các môn học đã tiến hành nhiều chuyên đề bàn về ứng dụng CNTT trong giảng dạy với nhiều loại tiết học khác nhau. Phong trào ứng dụng CNTT  trong giảng dạy cũng đã được triển khai rộng khắp hầu hết các trường trung học, nhiều giáo viên đã thiết kế được những bộ giáo án tốt, có những tiết dạy có hiệu quả cao. Hằng năm, để đúc rút kinh nghiệm, và biểu dương những giáo viên có thành tích trong ứng dụng CNTT, Sở GD&ĐT đã tổ chức Hội thi ứng dụng CNTT trong giảng dạy. Qua hội thi, chúng ta có thể rút ra được một số vấn đề quan trọng có tính nguyên tắc khi sử dụng CNTT trong giảng dạy để phát huy thế mạnh của CNTT và nâng cao hiệu quả, chất lượng giảng dạy và học tập của học sinh.
   Trong bài viết này tôi muốn đưa ra một số tiêu chí để đánh giá việc thiết kế giáo án có ứng dụng CNTT để các đồng nghiệp trao đổi.
   1.Một số khái niệm về giáo án
   Muốn tiết dạy thành công thì khâu thiết kế giáo án đóng một vai trò đặc biệt quan trọng. Do đó cần thống nhất một số quy trình và các tiêu chí của một giáo án để giáo viên dễ tiến hành tổ chức thiết kế giáo án có chất lượng.
   Trong phạm vi bài viết, để tiện cho việc trình bày, cần thống nhất một số thuật ngữ.
   -Trước hết về khái niện chung "giáo án", theo từ điển Tiếng Việt là "bài soạn của giáo viên để lên lớp giảng dạy", còn theo ý nghĩa tác dụng của giáo án thì đó là: "bản kế hoạch lên lớp của giáo viên cho một bài giảng hay tiết dạy". 
   -Khi giáo án được "điện tử hoá" bằng CNTT thì có nhiều cách đưa ra các khái niệm khác nhau. Để dễ hiểu, tôi xin đưa ra khái niệm "giáo án điện tử" do TS Lê Công Triêm viết: "là bản thiết kế cụ thể toàn bộ kế hoạch hoạt động dạy học của giáo viên trên giờ lên lớp, toàn bộ hoạt động đó đã được multimedia hoá (đa phương tiện, đa môi trường, đa truyền thông) một cách chi tiết, có cấu trúc chặt chẽ và logic được quy định bởi cấu trúc của bài học và phương pháp dạy học".
   -Trong một số sách có xuất hiện thêm thuật ngữ "Bài giảng điện tử" với khái niệm là: "một hình thức tổ chức bài dạy lên lớp mà ở đó toàn bộ kế hoạch hoạt động dạy học đều được chương trình hoá do giáo viên điều khiển thông qua môi trường mulimedia do máy tính tạo ra".
   Như vậy xây dựng Giáo án điện tử hay thiết kế bài giảng điện tử chỉ là hai cách gọi khác nhau của một hoạt động cụ thể để có được một kế hoạch lên lớp chi tiết được điện tử hoá bằng CNTT mà thôi. Để thống nhất, những bài soạn kiểu đó trong bài viết này gọi là ”Bài giảng điện tử”.
   -Trong nhiều trường hợp, giáo viên chỉ soạn một số slide để trình chiếu hỗ trợ cho quá trình tổ chức dạy học trên lớp. Loại bài soạn này ta gọi là "Bài soạn điện tử".
   2. Bàn về một số tiêu chí đánh giá "Bài giảng điện tử"
   “Bài giảng điện tử”theo quan điểm trên là loại bài soạn đòi hỏi trình độ tin học của người soạn khá cao, các yêu cầu về kỹ thuật soạn bài khá chặt chẽ, có thể đưa ra một số các tiêu chí để đánh giá bài giảng điện tử như sau:
   2.1.Thể hiện được mục tiêu bài giảng
        -Về kiến thức, kỹ năng.
  Giáo viên có thể sử dụng nhiều phương pháp dạy học khác nhau, dùng các phương tiện dạy học khác nhau,  nhưng mục tiêu cần đạt đến chỉ là một. Do vậy quá trình thiết kế bài giảng các hoạt động phải hướng tới mục tiêu đặt ra.
   2.2.Nội dung kiến thức
        - Chính xác
        - Làm bật được kiến thức trọng tâm 
   Đây là tiêu chí đánh giá trình độ chuyên môn, khả năng kiến thức cũng như sự thấu hiểu nội dung bài dạy của giáo viên một cách sâu sắc để tổ chức cách học cho học sinh có hiệu quả.
   2.3.Thể hiện được sự tích hợp nhiều  mục tiêu giáo dục: 
       -Về đạo đức, phẩm chất..
       -Về giáo dục môi trường
   Một trong những yêu cầu của phương pháp dạy học mới là phải thông qua nội dung bài học để giáo dục nhiều vấn đề liên quan đến việc bồi dưỡng kỹ năng sống, phẩm chất đạo đức cho học sinh. Các nội dung giáo dục tích hợp không nên gượng ép, khiên cưỡng, nhưng không được bỏ qua nếu như trong nội dung bài học có thể kết hợp được.
   2.4.Tổ chức các hoạt động học tập của HS
       -Hoạt động nhóm
       -Hoạt động cá nhân
       -Hoạt động trên lớp, hoạt động ngoài lớp
   Đây là tiêu chí đánh giá dấu hiệu của phương pháp dạy học tích cực. Trong thiết kế bài giảng điện tử cần chú ý tổ chức các hoạt động học tập nhóm, học tập cá nhân một cách phù hợp để tích cực hoá hoạt động của học sinh, để rèn luyện các kỹ năng mà mục tiêu bài dạy đặt ra.
   2.5.Tổ chức được các hoạt động kiểm tra đánh giá 
   CNTT cho phép giáo viên tổ chức đánh giá kết quả hoạt động của HS ngay trên lớp với thời gian ngắn, đồng thời nhanh chóng đưa ra các câu hỏi dưới nhiều hình thức để đánh giá kết quả học tập (theo mục tiêu đặt ra) của học sinh sau khi hoàn thành tiết học.
   Vì vậy, trong thiết kế bài soạn cần phát huy thế mạnh này của CNTT. 
   2.6. Kỹ thuật ứng dụng CNTT  khi soạn.
   Đây là tiêu chí rất quan trọng đối với bài giảng điện tử. Rất nhiều giáo viên mặc dầu có trình độ và kỹ năng sử dụng CNTT, nhưng lúng túng khi thiết kế bài soạn. Hầu hết các giáo viên thiết kế theo quan điểm riêng của mình, do đó một số vấn đề về kỹ thuật thiết kế chưa phù hợp, làm giảm hiệu quả của CNTT.
   Sau đây là những vấn đề kỹ thuật cần đạt được với một bài giảng điện tử.
   2.6.1 Kiến thức tổ chức có hệ thống, làm bật được nội dung trọng tâm
   Trong một tiết học kiến thức cần được tổ chức khai thác một cách có hệ thống, cấu trúc chặt chẽ, logic, nhưng phải làm bật được kiến thức trọng tâm của bài. Những kiến thức nào chỉ cần thông báo, những kiến thức nào có thể chuyển thành bài tập cho học sinh về nhà tự nghiên cứu, kiến thức nào cần tổ chức cho học sinh tìm hiểu, khai thác tại lớp phải được thể hiện rõ trong bài soạn.
   2.6.2 Các thông tin có sự liên kết, dễ dàng chuyển đến các slide, menu cần thiết
  Khi thiết kế bài giảng điện tử giáo viên cần thiết kế trên một phần mềm chính, các thông tin, tư liệu hay các phầm mềm chuyên dùng khác được sử dụng với tư cách liên kết hỗ trợ (đa môi trường), các kỹ năng sử dụng phần mềm đó của GV được đánh giá thông qua sự tích hợp trong bài giảng một cách hợp lý.
   2.6.3 Giao diện nhất quán, cấu trúc đề mục bài giảng rõ ràng 
   Các slide phải có giao diện nhất quán, để khi chuyển slide không làm thay đổi giao diện gây khó chịu cho người theo dõi. Rất nhiều giáo viên khi thiết kế thường không để ý đến điều này. Ví dụ mỗi slide có một nền khác nhau, font chữ khác nhau, cỡ chữ khác nhau... 
   Các đề mục phải được thể hiện cấu trúc của bài dạy để học sinh dễ theo dõi, dễ ghi chép.  
   2.6.4 Đa dạng cách truyền tải thông tin (nghe, nhìn..)
   Đây là thế mạnh của công nghệ thông tin, những video clip, thí nghiệm ảo, thí nghiệm mô phỏng, những hình ảnh, âm thanh.. đưa đến cho học sinh đúng lúc, mặc dầu trong thời gian ngắn nhưng có tác dụng, hiệu quả cao về nhận thức của học sinh. 
   2.6.5 Tổ chức kiến thức trên một silie hợp lý (hình ảnh, bảng biểu, hình vẽ, mô hình hoá kiến thức..)
   -Thông thường nên bố trí một đơn vị kiến thức nằm gọn trong một slide để dễ quan sát theo dõi. 
   -Hạn chế sử dụng chữ để diễn giải. Đặc biệt không đưa nguyên các ý có trong sách giáo khoa lên slide để học sinh xem và chép. 
   -Nên sử dụng các ký hiệu, mô hình hoá kiến thức để học sinh dễ học, dễ nhớ.
   -Các hình ảnh, bảng biểu, hình vẽ.. có kích thước vừa phải dễ quan sát. 
   2.6.6 Sử dụng font chữ, cỡ chữ, màu sắc, kỹ thuật xuất hiện thông tin trên silie hợp lý.
   -Font chữ, cỡ chữ cần thống nhất, nên sử dụng font Times New Roman, vừa đảm bảo tính thẩm mỹ, vừa nghiêm túc trong văn bản. Không nên sử dụng các kiểu chữ rườm rà.
  -Màu sắc: cần có sự phối hợp hài hoà giữa các màu trong một slide. Dựa vào khả năng thu nhận ánh sáng của mắt, người ta khuyên nên sử dụng không quá 3 màu trong một slide và các cặp màu có bước sóng ánh sáng không quá gần nhau, cũng không nên quá xa nhau.
   -Đối với màu chữ: nên chọn một màu chủ đạo xuyên suốt các slide và một màu cho các đề mục, và một màu cho những ý cần làm nổi bật.
   -Không nên lạm dụng hiệu ứng xuất hiện thông tin trên slide một cách tuỳ tiện, gây mệt mõi, phân tán sự tập trung của học sinh. Những thông tin cần xuất hiện một lúc thì cho xuất hiện ngay, không nên cho xuất hiện từ từ, lần lượt, hoặc sử dụng các hiệu ứng xuất hiện thông tin rối rắm, nhiều lần trên một slide không phù hợp cho việc quan sát học tập của học sinh. 
   2.6.7 Tư liệu phục vụ bài giảng:
   -Tư liệu phải phù hợp với nội dung bài giảng, phong phú, nhưng liều lượng vừa phải, có chọn lựa.
   -Việc chèn tư liệu hợp lý, khi cần thì kích hoạt để sử dụng.
   Đối với loại “Bài soạn điện tử” mà bài viết đề cập ở trên, gồm tổ hợp một số slide rời rạc để trình chiếu, có thể không cần có sự liên kết giữa các slide, trong quá trình lên lớp, khi cần thì giáo viên sử dụng một vài slide để hỗ trợ. Do vậy việc thiết kế “bài soạn điện tử” này khá đơn giản, không đòi hỏi kỹ thuật cao, tương đối phù hợp với trình độ tin học của đại đa số giáo viên mà hiệu quả lại khá cao khi sử dụng loại bài soạn này. Khi giảng dạy trên lớp, giáo viên sử dụng bảng đen để ghi chép cấu trúc hệ thống kiến thức bình thường, CNTT chỉ hỗ trợ khi cần thiết mà thôi.
    Để đánh giá loại bài soạn này, chúng ta có thể dựa vào các tiêu chí đánh giá của “Bài giảng điện tử” và bỏ bớt những tiêu chí không phù hợp, như: các tiêu chí yêu cầu về cấu trúc bài, về sự liên kết các kiến thức, các slide..
   Trên đây là ý kiến đề xuất một số tiêu chí để xem xét một sản phẩm công nghệ là "Bài giảng điện tử", mong được các đồng nghiệp tham gia góp ý, trao đổi để xây dựng được một hệ thống các tiêu chí cụ thể hơn, đầy đủ hơn.  
   3.Kết luận.
   Việc đánh giá sản phẩm "Bài giảng điện tử" chỉ là phần cứng, tính hiệu quả của nó còn phụ thuộc vào việc thi công "Bài giảng điện tử" đó của giáo viên trên lớp. Khi tổ chức các hoạt động trên lớp, cũng như sự phối hợp giữa màn hình và bảng đen phải tạo sự đồng bộ, thống nhất, hỗ trợ lẫn nhau, tránh sự trùng lặp, tạo ra sự rối rắm, lãng phí thời gian. Ví dụ, nếu cấu trúc của hệ thống kiến thức của bài học được thể hiện trên các slide của “Bài giảng điện tử” thì giáo viên không cần phải ghi bảng lại những nội dung của bài học nữa, khi đó bảng đen sẽ giúp giáo viên tổ chức các hoạt động rèn luyện các kỹ năng cho học sinh…
   CNTT thực sự ngày càng đóng vai trò quan trọng trong giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh. CNTT đã hỗ trợ đắc lực cho phương pháp dạy học tích cực, cho các hoạt động nhận thức của học sinh. Tuy nhiên, kinh nghiệm cho thấy sự có mặt của CNTT  không phải khi nào cũng đem lại hiệu quả. Đặc biệt là lạm dụng CNTT, gây nên sự quá tải, không những hạn chế thế mạnh của công nghệ thông tin mà còn gây ra những hậu quả xấu và hạn chế kết quả của việc dạy học. Vì vậy, trước khi soạn bài có ứng dụng CNTT thì cần có sự lựa chọn và thống nhất được các yêu cầu của một bài soạn./.

 

Tác giả bài viết: Th.s Hoàng Xuân Thủy

Nguồn tin: quangtri.edu.vn

 Tags:

Tổng số điểm của bài viết là: 13 trong 4 đánh giá

Xếp hạng: 3.3 - 4 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

VĂN BẢN MỚI NHẤT
THỰC ĐƠN SUẤT ĂN HÀNG NGÀY CUNG CẤP CHO HỌC SINH NĂM HỌC 2024 - 2025
Quyết định V/v công bố công khai số liệu quyết toán ngân sách năm 2023
Quyết định về việc công bố công khai thực hiện dự toán thu - chi ngân sách quý II năm 2024 của trường THPT Chà Cang
Quyết định về việc công bố công khai thực hiện dự toán thu - chi ngân sách 6 tháng đầu năm 2024 của trường THPT Chà Cang
Thông báo V/v xét tuyển nguyện vọng 2 vào lớp 10 năm học 2024 - 2025
Hoạt động nhà trường
Liên kết website

 

 

 

 

Ảnh hoạt động nhà trường
1anhhoithi.jpg 1266659120-nv.jpg 1266661209-nv.gif 1268850604-nv.jpg 1269273502-nv.jpg
Có thể bạn quan tâm
Quản trị thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập76
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm73
  • Hôm nay12,035
  • Tháng hiện tại33,074
  • Tổng lượt truy cập17,956,959
TRƯỜNG THPT CHÀ CANG
Xã Chà Cang, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên

Website đang trong quá trình xây dựng và thử nghiệm
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây