Khó khăn đưa ứng dụng CNTT vào giảng dạy tại một số trường vùng cao Mường Nhé

Chủ nhật - 18/12/2011 08:50
Hiện nay ngành GD – ĐT đang triển khai đổi mới phương pháp giáo dục, đặc biệt chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào giảng dạy. Việc ứng dụng CNTT đã phần nào đáp ứng được ở những địa bàn có điện lưới quốc gia, còn một số xã vùng sâu, vùng xa, khu vực biên giới chưa có điện thì việc áp dụng CNTT vào giảng dạy gặp rất nhiều khó khăn. Các trường trên địa bàn các xã Nà Khoa, Nà Hỳ và Nà Bủng thuộc huyện Mường Nhé là một ví dụ.
Đến thăm Trường THCS Nà Hỳ vào những ngày cuối năm, chúng tôi được thầy giáo Trần Công Ninh, Phó Hiệu trưởng nhà trường, cho biết: “Việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy một số môn hiện nay tại trường vẫn còn là điều mới lạ. Ở đây, một số thiết bị phục vụ việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy chỉ có làm “mô hình” còn triển khai từng buổi học lại khá khiêm tốn. Nguyên nhân khó khăn trong việc đưa ứng dụng CNTT vào giảng dạy là trên địa bàn chưa có điện lưới quốc gia. Hiện nhà trường có 4 máy chiếu, 3 máy tính để bàn, để sử dụng được nó nhà trường có một chiếc máy phát điện chạy bằng xăng. Khi một máy chiếu và một máy tính được sử dụng để giới thiệu bài học ứng dụng CNTT thì toàn bộ thiết bị điện của nhà trường sẽ phải tắt thì mới đủ điện”.
 
Một tiết "học chay" của cô trò trường THCS Nà Hỳ (Mường Nhé). Ảnh: Tự Lập

 Dự một buổi học môn Địa lý, chúng tôi mới thấy được sự khó khăn vất vả để truyền đạt kiến thức cho các em của giáo viên bộ môn. Giáo viên muốn giới thiệu cho các em học sinh về hình ảnh đồng bằng sông Cửu Long, nhưng do không sử dụng được máy chiếu nên đành “dạy chay”, hướng dẫn những hình ảnh trên sách giáo khoa cho học sinh. Cô giáo Nguyễn Thị Thanh Huyền cho biết: “Nếu buổi học hôm nay chúng tôi được sử dụng máy chiếu thì tôi sẽ chuẩn bị cho các em tìm hiểu kỹ hơn về đồng bằng sông Cửu Long thông qua các hình ảnh trên internet. Qua buổi học sẽ giúp các em hình dung được đồng bằng sông Cửu Long nói riêng cũng như các đồng bằng lớn trong và ngoài nước nói chung về các đặc điểm, quy mô, các sản phẩm cây trồng vật nuôi. Máy chiếu của nhà trường có nhưng hôm nay phải nhường cho môn khác, thỉnh thoảng chúng tôi mới được sử dụng nên các em học sinh đành phải cố gắng tưởng tượng”.
 
Việc không có điện không chỉ khiến một số máy chiếu, máy tính của nhà trường hạn chế sử dụng mà cũng ảnh hưởng lớn đến chuẩn bị giáo án bài giảng của thầy cô giáo. Nhất là hiện nay giáo viên phải soạn giáo án điện tử trên máy tính, vì không có điện nên việc soạn bài và mở rộng kiến thức cho học sinh là rất khó khăn. Để soạn bài bằng giáo án điện tử, các thầy cô giáo đã tranh thủ dùng điện của máy phát phục vụ cho học sinh ở nội trú (248 học sinh) từ 19 – 21 giờ 30 phút hàng ngày. “Giáo viên muốn sử dụng điện chỉ còn cách mua ở ngoài người dân kinh doanh bằng máy phát điện, một bóng điện loại 25W cùng với 1 máy tính xách tay mất 180 nghìn đồng/tháng, còn nếu xem thêm tivi mất 250 nghìn đồng/tháng. Trong khi lương giáo viên chẳng được là bao, sinh hoạt nơi miền sơn cước này đắt đỏ, thêm tiền sử dụng điện mua ngoài nữa thì chúng tôi chẳng còn là bao” - thầy Ninh tâm sự.

Không chỉ riêng Trường THCS Nà Hỳ gặp khó khăn trong việc ứng dụng CNTT vào dạy học, mà hầu hết những trường học trên địa bàn các xã: Nà Bủng, Nà Hỳ, Nà Khoa đều chung hoàn cảnh.

Trường PTDT bán trú Nà Khoa hiện có 2 máy chiếu, 3 máy tính để bàn và 1 máy phát điện chạy bằng xăng. Thầy giáo Nguyễn Xuân Trường, Hiệu trưởng nhà trường, cho biết: “Mặc dù có máy chiếu, máy tính nhưng chỉ khi có việc chúng tôi mới sử dụng. Do điện lưới chưa có tại Nà Khoa nên Ban Giám hiệu nhà trường khuyến khích các giáo viên sử dụng máy tính xách tay vì vừa gọn nhẹ, sử dụng ít điện, lại có pin để sử dụng khi không có điện. Giáo viên ở đây chỉ có dạy được học sinh các tiết làm quen với máy tính, máy chiếu cho các em đỡ ngỡ ngàng khi tiếp tục theo học lên cấp 3, còn để hướng dẫn học sinh sử dụng thì gần như không thể”.

Cũng giống như Nà Hỳ, Nà Khoa, các trường trên địa bàn xã Nà Bủng cũng chỉ sử dụng máy chiếu, máy tính khi có việc cần, còn đưa ứng dụng CNTT vào giảng dạy lại rất khó khăn, nguyên nhân chính vẫn là do chưa có điện lưới quốc gia.

Chia tay Mường Nhé, chúng tôi trở về thành phố mang theo nỗi niềm trăn trở của các thầy, cô giáo nơi đây: “Nếu ngày nào điện lưới quốc gia chưa về đến đây thì việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy còn chưa thực hiện được. Và điều đó đã phần nào ảnh hưởng đến việc đổi mới, sáng tạo trong phương pháp dạy và học ở Mường Nhé”.
Tác giả bài viết: Hải Chung
Nguồn tin: 
 Tags:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

VĂN BẢN MỚI NHẤT
QUYẾT ĐỊNH
Về việc công bố công khai thực hiện dự toán thu - chi ngân sách
6 tháng cuối năm 2023 của trường THPT Chà Cang
QUYẾT ĐỊNH
Về việc công bố công khai thực hiện dự toán thu - chi ngân sách
quý IV năm 2023 của trường THPT Chà Cang
QUYẾT ĐỊNH
Về việc công bố công khai dự toán chi ngân sách năm 2024
của trường THPT Chà Cang
QUYẾT ĐỊNH Về việc công bố công khai điều chỉnh dự toán chi ngân sách năm 2023 của trường THPT Chà Cang
QUYẾT ĐỊNH Về việc công bố công khai bổ sung dự toán chi ngân sách năm 2023 của trường THPT Chà Cang
Hoạt động nhà trường
Liên kết website

 

 

 

 

Ảnh hoạt động nhà trường
1anhhoithi.jpg 1266659120-nv.jpg 1266661209-nv.gif 1268850604-nv.jpg 1269273502-nv.jpg
Có thể bạn quan tâm
Quản trị thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập44
  • Hôm nay10,166
  • Tháng hiện tại292,619
  • Tổng lượt truy cập14,790,025
TRƯỜNG THPT CHÀ CANG
Xã Chà Cang, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên

Website đang trong quá trình xây dựng và thử nghiệm
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây