Giáo dục Điện Biên - cảm nhận của người trong cuộc

Thứ hai - 23/05/2011 23:12
ĐBP - Giáo dục vùng cao Điện Biên giống như một bức tranh mang nhiều gam màu lạnh. Vài năm trở lại đây bức tranh ấy có nét chấm phá bởi những gam màu hồng của các họa sĩ tâm hồn là các thầy cô giáo yêu nghề, tâm huyết với sự nghiệp trồng người.
Một lớp học vùng cao ở huyện Mường Nhé.
Một lớp học vùng cao ở huyện Mường Nhé.
Điện Biên là một tỉnh miền núi phía Tây Bắc, nơi có 21 dân tộc anh em sinh sống. Đời sống của đồng bào các dân tộc vùng cao còn nghèo nàn, lạc hậu. Nạn du canh du cư vẫn còn ở một số vùng giáp biên giới, vùng có nhiều đồng bào dân tộc Mông. Đứng trước những gian nan đó, ngành Giáo dục tỉnh Điện Biên nỗ lực vượt khó giành được nhiều thành tựu to lớn. Năm 2000 Điện Biên được công nhận đạt chuẩn xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học. Điện Biên đứng thứ 50/63 tỉnh thành trong cả nước đạt chuẩn quốc gia phổ cập THCS tháng 12 năm 2008; năm 2009, Điện Biên được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi. Đó là những thành tựu quan trọng ghi nhận công sức của ngành Giáo dục tỉnh Điện Biên, trong đó nòng cốt là đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, các thầy, cô giáo .
Thực tế cho thấy chưa có ngành nào có lực lượng đông đảo như ngành Giáo dục, dàn trải khắp từ vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Trong năm học qua, toàn tỉnh Điện Biên  không còn bản trắng giáo viên.
Để làm nên những điều kỳ diệu như vậy, phần nhiều nhờ vào công lao của các thầy, cô giáo. Nhất là trong thời buổi hiện nay nghề giáo, đặc biệt là giáo dục vùng cao đang gặp nhiều khó khăn và phải chịu nhiều thiệt thòi. Vậy mà có nhiều thầy, cô giáo tuổi đời còn rất trẻ cống hiến tuổi xuân cho ngành giáo dục. Còn nhiều điểm trường trên địa bàn không nhà công vụ, không điện lưới quốc gia, thiếu nước sinh hoạt, đi bộ cả ngày đường, đến ăn ở cùng dân và dạy học. Quả thật là đáng để chúng ta khâm phục và ngưỡng mộ ý trí các thầy cô. Vinh quang thay cho ngành Giáo dục. Hỏi mấy ai đã can đảm làm được như vậy?  
Cô giáo Lò Thị Văn, sinh năm 1988 nhà ở Tuần Giáo, giáo viên trường THCS Huổi Mí, huyện Mường Chà kể cho tôi nghe: “Em ra trường năm 2009 được phân công lên dạy học ở trường này. Trường em xa nhất huyện Mường Chà, từ trung tâm huyện ngược lên thị xã Mường Lay 50 km, ngược lên đường 6 xuôi xuống Pa Ham khoảng 40 km, từ Pa Ham đi vào khoảng 2 tiếng thì đến trung tâm trường. Nếu mùa mưa không đi được xe máy từ Pa Ham vào phải đi bộ gần 9 tiếng, các anh chị giáo viên tiểu học đi bản thì phải tính cả ngày đường”. Huổi Mí mùa mưa đi lại quá gian khổ, điện không có, máy điện thoại để liên lạc được các thầy cô dùng làm máy nghe nhạc cho đỡ buồn, nghe cũng phải tiết kiệm vì không có điện để sạc pin.
Ngược quốc lộ 6, tôi dừng lại trường Tiểu học số 1 Sá Tổng, huyện Mường Chà - nơi 100% đồng bào dân tộc Mông sinh sống. Đứng ở trung tâm trường, cô giáo Tòng Thị Tún chỉ cho tôi bản Sà Phìn - nơi vợ chồng cô giáo dạy học, nằm cao tít lửng lơ trên ngọn núi, tôi cố hình dung xem đi lối nào lên, nhưng tất cả bạt ngàn một màu xanh của cây rừng... Cô bộc bạch: “Từ trung tâm trường đi bộ vào đó khoảng 2 tiếng. Vợ chồng em dạy ở trường được 7 năm, chúng em dạy chung một bản, con cái gửi về cho ông bà, mỗi tuần về thăm cháu một lần”.
Sự gian nan của các thầy, cô giáo làm sao kể siết. Ngoài những vất vả, thiếu thốn về tinh thần và vật chất, các thầy cô phải lao tâm khổ tứ để làm sao huy động được học sinh ra lớp, có học sinh rồi lại lo dạy làm sao cho các em biết đọc, biết viết. Khi mà những điều cô nói trò không hiểu hết nghĩa. Đó là những yêu cầu tối thiểu của những vùng khó khăn, những điểm trường ở bản lẻ. Những vùng thuận lợi hơn một chút, ví như khu trung tâm trường, khu  thị trấn, thị xã thành phố, các thầy cô phải lo tỷ lệ học sinh viết chữ đẹp, tỷ lệ học sinh giỏi, tỷ lệ học sinh chuyển lớp... Rồi đến các phong trào thi đua: thi đua giữa các khối lớp, thi đua giữa các tổ chuyên môn, thi đua giữa các đơn vị trường trong huyện... Và rất rất nhiều các phong trào do ngành phát động. Để làm được điều đó người giáo viên phải vô cùng nỗ lực, không riêng gì một lớp học, một trường học, một cấp học mà là của toàn ngành Giáo dục. Làm được điều đó đã khó, giáo dục vùng cao tỉnh Điện Biên còn gian nan gấp bội. Nhìn những em bé người Mông, người Dao, người Sinh Mun, La Hủ..., chúng vui vẻ hồn nhiên đến trường, tôi hiểu đó là niềm vui của những người làm giáo dục ở Điện Biên.

Tác giả bài viết: Trần Thị Hương

Nguồn tin: Báo Điện Biên Phủ điện tử

 Tags:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

  • sung tang
    e la nguoi db. e hieu ro nhung j dang co o do. nhung e thay that thiet thoi cho cac e cac ban hoc sinh o vung cao. nhat la cac khu vuc vung sau vung xa. joi day em da vao dh nhung cung khong the nao quen nhung nam thang day jan kho ay tai trg ta sin thang- tua chua- db. e la mot trong so it cac ban dc di hoc. con bao nhieu nguoi van chua dc di hc, do la mot dieu that dang tiec cho tat ca chung ta. e hy vong nha nc se tao dieu kien tot hon cho gd cua tinh. de nhieu nguoi dc di hc hon. vao cac thay co do vat va hon
      sung tang   24/10/2012 12:26

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

VĂN BẢN MỚI NHẤT
Quyết định V/v công bố công khai thực hiện dự toán thu - chi ngân sách quý III năm 2024 của trường THPT Chà Cang
THỰC ĐƠN SUẤT ĂN HÀNG NGÀY CUNG CẤP CHO HỌC SINH NĂM HỌC 2024 - 2025
Quyết định V/v công bố công khai số liệu quyết toán ngân sách năm 2023
Quyết định về việc công bố công khai thực hiện dự toán thu - chi ngân sách quý II năm 2024 của trường THPT Chà Cang
Quyết định về việc công bố công khai thực hiện dự toán thu - chi ngân sách 6 tháng đầu năm 2024 của trường THPT Chà Cang
Hoạt động nhà trường
Liên kết website

 

 

 

 

Ảnh hoạt động nhà trường
1anhhoithi.jpg 1266659120-nv.jpg 1266661209-nv.gif 1268850604-nv.jpg 1269273502-nv.jpg
Có thể bạn quan tâm
Quản trị thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập112
  • Hôm nay33,503
  • Tháng hiện tại525,220
  • Tổng lượt truy cập19,081,849
TRƯỜNG THPT CHÀ CANG
Xã Chà Cang, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên

Website đang trong quá trình xây dựng và thử nghiệm
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây