Nơi “ngã 3 Chà” đất nở hoa

Thứ ba - 20/09/2011 21:52
Cứ lần nữa mãi trong chuyến công tác vừa đây tôi mới có điều kiện ghé thăm các thầy cô ở Trường THPT Chà Cang, huyện Mường Nhé. Một ngôi trường hết sức đặc biệt, nằm “lưng chừng” giữa 2 huyện Mường Chà, Mường Nhé và mọi người vẫn thường gọi trường bằng cái tên “trường ngã 3 Chà”. Bởi vì, trường trong địa phận xã Chà Cang, huyện Mường Nhé và cửa ngõ xã Chà Tở, cuối xã Chà Nưa của huyện Mường Chà.

Con chữ đã bén rễ nơi đây

Để khắc phục tình trạng học sinh bỏ học ở các xã đặc biệt khó khăn của huyện Mường Nhé, năm 2008 Sở Giáo dục - Đào tạo Điện Biên quyết định mở cụm trường THPT tại xã Chà Cang, huyện Mường Nhé. Một cụm trường được coi là “đệ nhất khốn khó” về mọi mặt trong các trường THPT của tỉnh nhưng nhiệm vụ thì hết sức quan trọng là duy trì phát triển giáo dục 10 xã xa nhất, nghèo nhất, trình độ dân trí thấp nhất... Trong khi đó, cơ sở vật chất của trường chỉ là tiếp quản lại khu UBND huyện cũ.

Tập thể giáo viên trường THPT Chà Cang
Tập thể giáo viên trường THPT Chà Cang

Thầy Nguyễn Tuấn Anh, Hiệu trưởng nhà trường là người đầu tiên nhận quyết định, điều động từ Hiệu phó Trường THPT thị xã Mường Lay về làm Hiệu phó kiêm phụ trách cụm trường và là người già nhất lâu năm kinh nghiệm nhất (SN 1977), bồi hồi kể lại: Năm đầu tiên thành lập cụm trường có 6 lớp gần 200 học sinh với 10 thầy cô giáo. Khó khăn, bao gian khó chất chồng, bề bộn từ chỗ ăn ở cho cán bộ giáo viên... Trường được biên chế 100% giáo viên mới, lên với vùng đất gian khó không ít giáo viên đã nản lòng, giao động. Sáng ngủ dậy mở mắt ra xung quanh bốn bề là núi, rừng là cuộc sống từng ngày vật lộn thiếu thốn, thiếu nhất là nước phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt, phải đi đến nửa cây số múc từng xô nước về dùng. Các thầy cô vẫn thường đùa nhau câu “ Đường lên trời thì gần, đường xuống suối thì xa” quả vậy đến giờ nó vẫn là nỗi ám ảnh, nỗi lo luôn thường trực. Đối với thầy Anh và thầy cô đầu tiên về đây đặt nền móng, phát triển giáo dục 10 xã đặc biệt khó khăn của huyện Mường Nhé, không bao giờ quên kỷ niệm của chuyến đi thử thách tuyển sinh đầu tiên. Chuyến đi ấy khẳng định rằng họ có thể bám trụ, kiên gan, bền chí để gieo được những con chữ này này hay không? Học sinh của trường có tới 2/3 ở những xã xa cách trường từ 40 - 60 km như: Nà Khoa, Nà Bủng, Nà Hì, Na Cô Sa... những cái tên mà ai nghe thấy đều phải lắc đầu, lè lưỡi vào mùa mưa đi được đến nơi ấy, thì chỉ có đôi chân và gậy. Đi được hết các xã, các thầy, cô phải mất hàng tháng trời lặn lội trên các nẻo đường rừng, đến từng nhà vận động phụ huynh cho con em đến trường học. Vận động được các em đến trường, nhưng làm thế nào để cho các em làm quen được với môi trường học tập mới, với cuộc sống tập thể vào nề nếp học tập và nhất là có thể theo học được kiến thức phổ thông là điều khó khăn hơn rất nhiều.

Những năm đầu hình thành cho các em thói quen học tập, đối với các thầy cô nơi đây đã đảm đương trọn vẹn làm cha, mẹ bảo ban lo toan từng bữa ăn, giấc ngủ... Vì toàn học sinh ở bản xa chỉ quen với cuộc sống tự do, làm nương rẫy hơn là học chữ. Biết bao câu chuyện vui buồn khó xử, ngô nghê của trò vùng cao thầy Tuấn Anh đã kể cho tôi nghe, như: Học sinh ra học được vài ngày nhớ nhà bỏ về, học sinh viết giấy xin nghỉ phép 3 - 4 tháng về nhà lấy vợ, làm nương... các thầy cô lên vận động đi học lại, có em đã là trụ cột gia đình có vợ có con, có em về nhà đang tổ chức lễ cưới. Gia đình tưởng thầy đến dự đám cưới học sinh, nên nhất quyết nhờ thầy đại diện phát biểu...

Những câu chuyện buồn về học sinh ở nơi đây giờ đã không còn, thay vào đó là niềm vui bằng công sức, mồ hôi... vì thầy cô đã 4 năm nhọc nhằn gieo con chữ bằng tấm lòng tâm huyết. Niềm vui ấy được minh chứng năm học 2010 - 2011, trường duy trì 100% sỹ số, tỷ lệ tốt nghiệp tăng so năm học trước trên 50%, lần đầu tiên nhà trường có học sinh dân tộc Mông đạt giải 3 học sinh giỏi cấp tỉnh, 10 em học sinh ở các xã đặc biệt khó khăn, thi đỗ các trường đại học trong nước. Nề nếp học tập đi vào quy củ, chẳng mấy khi thầy cô phải lặn lội đi vận động học sinh bỏ học và rơi vào trường hợp khó xử như trước nữa...

Lòng người gắn bó với miền đất khó

Chúng tôi dạo vòng trên cổng trường niềm vui lại nhân lên niềm vui, khi được thầy Tuấn Anh giới thiệu về những ngôi nhà gỗ nhỏ xinh xắn, nằm nép mình bên sườn núi đó là những mái ấm hạnh phúc của thầy cô. Nơi hạnh phúc sau những giờ lên lớp, tiếng cười trong trẻo của trẻ thơ, yên bình dưới bóng cây, vườn rau xanh mướt... gian khó, nhọc nhằn vẫn chưa thể qua hết nhưng cũng đủ cho chúng tôi cảm thấy ấm lòng vì họ không còn so bì, tính toán, lung lay mà quyết tâm bám trụ ở nơi này.

Thầy Nguyễn Văn Tập cùng vợ và con trai
Thầy Nguyễn Văn Tập cùng vợ và con trai

Trong những mái nhà ăm ắp tiếng cười, của niềm hạnh phúc dung dị đời thường với những câu chuyện khó quên như: Vợ chồng thầy cô ở đây sinh con, thì chỉ có duy nhất ông lên trông nom cháu, và hiện tại có 4 ông chiều nào cũng vậy bên nhau ấm nước chè vừa bế cháu vừa đàm đạo. Hỏi ra mới biết, bà không thể đi vì đường xá xa xôi, quanh co khúc khủy ông mới có đủ sức lực để đến được với nơi đây. Rồi như mối tình của thầy Dương Mạnh Quân và cô Hoàng Thị Huệ, yêu nhau từ ngày sinh viên học tại trường Đại học sư phạm Thái Nguyên. Ra trường 2 người cùng xin về đây công tác, quyết tâm ở lại nơi này dựng nhà lập nghiệp và cô con gái gần một tuổi trong tràn đầy niềm vui hạnh phúc với họ mảnh đất nơi đây là quê hương thứ 2. Ấn tượng thật khó quên đối với chúng tôi khi vào thăm nhà thầy Nguyễn Văn Tập, quê ở huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang. Năm 2008, sau khi học xong khoa Văn, trường ĐHSP Thái Nguyên thầy xung phong lên Điện Biên và được phân về trường. Gắn bó với sự nghiệp giáo dục, mến mảnh đất nơi đây và thầy cũng đã yêu luôn cô sơn nữ người Thái, đẹp nõn nà như bông hoa rừng. Tình yêu của thầy còn khó khăn, gian nan hơn nhiều việc đi vận động, dạy chữ học sinh. Vì cô Lường Thị Minh nay là vợ thầy, một cô thợ may áo quần dân tộc dù xinh đẹp rực rỡ nổi tiếng ở “3 Chà” cũng không tin tình yêu của thầy giành cho là thực. Trong thâm tâm cô sơn nữ ấy luôn nghĩ rằng, làm gì có thầy giáo đẹp trai, có bằng cấp và nhất là người Kinh lại đi lấy một cô gái dân tộc. Lòng đã quyết gắn bó với nơi đây và nhất là tình yêu để cả một năm trời theo đuổi, thể nguyện tấm lòng bằng cả việc mời cả lãnh đạo nhà trường xuống nhà làm chứng. Và rồi cô sơn nữ đã hiểu tấm lòng chân thành ấy, họ đã lên duyên vợ chồng giờ đã có cậu con trai 2 tuổi trắng trẻo, khôi ngô. Với thầy Tập thầy luôn mong ước một điều mảnh đất này dung nạp để thầy thực sự là người con của bản.

Nhiều thầy cô đã và đang xây dựng niềm hạnh phúc, mái ấm gia đình nơi đây. Họ luôn tâm niệm rằng nơi đây đất hóa tâm hồn có vậy mới có hoa thơm và quả sai, trái ngọt.

Tác giả bài viết: Phạm Kiên Cường

Nguồn tin 

 

 

 Tags: ,

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

VĂN BẢN MỚI NHẤT
THỰC ĐƠN SUẤT ĂN HÀNG NGÀY CUNG CẤP CHO HỌC SINH NĂM HỌC 2024 - 2025
Quyết định về việc công bố công khai thực hiện dự toán thu - chi ngân sách quý II năm 2024 của trường THPT Chà Cang
Quyết định về việc công bố công khai thực hiện dự toán thu - chi ngân sách 6 tháng đầu năm 2024 của trường THPT Chà Cang
Thông báo V/v xét tuyển nguyện vọng 2 vào lớp 10 năm học 2024 - 2025
THỂ LỆ cuộc thi ảnh quảng bá văn hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Điện Biên năm 2024
Hoạt động nhà trường
Liên kết website

 

 

 

 

Ảnh hoạt động nhà trường
1anhhoithi.jpg 1266659120-nv.jpg 1266661209-nv.gif 1268850604-nv.jpg 1269273502-nv.jpg
Có thể bạn quan tâm
Quản trị thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập70
  • Hôm nay19,590
  • Tháng hiện tại323,670
  • Tổng lượt truy cập17,004,889
TRƯỜNG THPT CHÀ CANG
Xã Chà Cang, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên

Website đang trong quá trình xây dựng và thử nghiệm
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây