Trường THPT Chà Cang với công tác huy động học sinh ra lớp.

Thứ hai - 22/08/2011 22:12
Trường THPT Chà Cang được thành lập tháng 1 năm 2008, đứng chân trên một xã đặc biệt khó khăn của huyện Mường Nhé. Ngay từ khi thành lập, trường luôn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Trong đó có số học sinh bỏ học, đi học không chuyên cần chiếm tỷ lệ cao.
Gian nan đi vận học sinh ra lớp (ảnh chụp ngày 10.01.2010 tại bản Vàng Xôn xã Chà Cang)
Gian nan đi vận học sinh ra lớp (ảnh chụp ngày 10.01.2010 tại bản Vàng Xôn xã Chà Cang)
           Năm học 2010-2011, trường có tống số 342 em, học sinh ở nội trú là 193 em. Học sinh của trường chủ yếu là con em các dân tộc thiểu số như Thái, Mông và một số dân tộc khác. Đa số các em học sinh ngoan, có nhiều cố gắng khắc phục mọi khó khăn, để học tập và rèn luyện. Nhưng cũng như nhiều trường vùng cao khác, sĩ số học sinh có nguy cơ giảm nhiều, nhất là học sinh khối 10 và vào các giai đoạn sau khi nhập học 1 tháng, trước và sau khi kết thúc kỳ I, sau thời gian nghỉ hè. Còn nhiều học sinh hay nghỉ học tự do, đi học không chuyên cần dẫn đến kết quả học tập giảm sút.
          Nguyên nhân chính là: Kinh tế gia đình khó khăn, nhà thiếu lao động, nhà ở nội trú chưa đáp ứng được yêu cầu của các em, điều kiện sinh hoạt, phương pháp giảng dạy của các thầy cô chưa có sức lôi cuốn. Nhiều em học yếu từ bậc học THCS khi lên THPT nên không theo kịp chương trình rồi tình trạng lấy vợ lấy chồng sớm, thậm chí có những trường hợp học sinh bị các phần tử xấu lôi kéo, kích động. Trong đó nguyên nhân chủ yếu và sâu xa nhất là các em chưa xác định được mục đích và phương pháp học tập, gia đình chưa thực sự quan tâm đến việc học của con em minh.  
          Để hạn chế tình trạng bỏ học của học sinh năm học 2010 - 2011, trường đã có những giải pháp như sau:
          Thứ nhất: Chủ động phối hợp tốt với chính quyền các xã, thôn bản trong việc huy động học sinh ra lớp. Cử cán bộ quản lý tham dự các buổi giao ban hàng tháng ở các xã có nhiều học sinh theo học, đề xuất các biện pháp nhằm khắc phục tình trạng học sinh bỏ học. Lập danh sách những trường hợp học sinh khó khăn về kinh tế, có nguy cơ bỏ học chuyển đến chính quyền các xã, thôn bản để cùng bàn các biện pháp hỗ trợ, vận động.
          Thông qua các buổi tiếp xúc với phụ huynh, với nhân dân, tích cực tuyên truyền lợi ích của việc học tập.
          Thứ hai: Đẩy mạnh hiệu quả công tác quản lý chỉ đạo, tăng cường ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên.
          Ban giám hiệu nhà trường và các tổ chức đoàn thể xác định việc đảm bảo sĩ số học sinh là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, là công việc thường xuyên và có ảnh hưởng toàn diện đến các hoạt động của nhà trường. Từ đó có các hành động quyết liệt, thiết thực, huy động toàn trường tích cực tham gia. Yêu cầu Giáo viên chủ nhiệm thường xuyên tổng hợp, dự báo những trường hợp có nguy cơ bỏ học, những thời điểm học sinh hay nghỉ học đưa ra giải pháp cụ thể. Thường xuyên báo cáo về BGH tình hình học tập và rèn luyện của học sinh, có trách nhiệm liên hệ với phụ huynh học sinh để phối hợp công tác giáo dục.
          Tăng cường công tác phụ đạo học sinh yếu kém để giảm nguy cơ bỏ học do chán nản. Phát động phong trào “mỗi thầy cô giáo trực tiếp đỡ đầu 2 học sinh ở nội trú”. Cuộc vận động đã thu hút được cán bộ giáo viên hưởng ứng nhiệt tình tham gia, đạt được kết quả tốt. Trường thực hiện nghiêm túc việc đánh giá đối tượng học sinh, khuyến khích sự cố gắng vươn lên, tạo điều kiện cho học sinh yếu kém có cơ hội được học tập, rèn luyện lại.
          Quan tâm đến các điều kiện học tập và sinh hoạt của học sinh, quản lý học sinh nội trú chặt chẽ, tham mưu với Sở GD&ĐT xây dựng phòng học, nhà ở cho học sinh nội trú. Tổ chức các buổi sinh hoạt, hoạt động vui chơi bổ ích, lý thú. Từ đó , giúp các em sống vui tươi, lành mạnh, tránh có tình yêu đôi lứa quá sớm làm ảnh hưởng đến học tập.      
          Thứ ba: Làm tốt công tác hỗ trợ, động viên học sinh nghèo, khó khăn về vật chất và tinh thần bằng các hình thức:
  Cấp phát sách giáo khoa, vở viết; chế độ hỗ trợ cho học sinh bán trú, học sinh hộ nghèo ...Hướng dẫn học sinh sử dụng tiền hỗ trợ vào các mục đích đúng đắn, tập trung cho việc đầu tư vào học tập và cải thiện các điều kiện sinh hoạt.
          Vận động các CBGVNV đóng góp vật chất và công sức hỗ trợ học sinh bằng các tiết dạy phụ đạo, quyên góp giúp đỡ học sinh nghèo vượt khó.
          Tranh thủ sự ủng hộ giúp đỡ của ngành và các đơn vị trường học vùng thuận lợi. Tham mưu với Sở GD&ĐT để được đầu tư CSVC phòng học, nhà ở KTX. Giúp các em vào những ngày giáp hạt, thời gian ôn thi.
          Thứ tư: Thường xuyên giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, phẩm chất cho cán bộ giáo viên, xây dựng tập thể đoàn kết, tâm quyết với nghề nghiệp, thương yêu tôn trọng học sinh, đối xử công bằng với học sinh để tránh đi những mặc cảm ngăn cách giữa thầy với trò; xây dựng mối quan hệ thân thiện tốt đẹp tình thầy - trò. Bản thân thầy, cô giáo phải luôn luôn tự rèn luyện để hoàn thiện mình; phải luôn là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
          Việc quản lý đổi mới phương pháp dạy học theo hướng: “Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo tiếp thu kiến thức của học sinh; xây dựng cho học sinh phương pháp tự học…” khuyến khích sự chuyên cần, ý thức vươn lên, khuyến khích học sinh tham gia đóng góp ý kiến, cùng các giáo viên thực hiện các tiết dạy có hiệu quả hơn. Từ đó giúp học sinh “Hiểu bài sâu, nhớ bài lâu”, ham thích học tập, có động cơ, thái độ học tập đúng.
          Tích cực hỏi kinh nghiệm quản lý, giảng dạy và giáo dục học sinh ở các trường trong tỉnh.          
          Thứ năm: Thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các cuộc vận động : Cuộc vận động “Hai không với 4 nội dung” ; “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” ; “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”; “Mỗi thầy, cô giáo là tấm gương sáng về đạo đức tự học và sáng tạo”, đẩy mạnh dân chủ trong trường học, xây dựng ý thức làm chủ, tự giác, tinh thần trách nhiệm.
          Chỉ đạo Đoàn thanh niên thường xuyên tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh, thi văn nghệ, kể chuyện tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, thể dục thể thao... Các phong trào trên đã góp phần làm cho học sinh mến bạn hơn, kính yêu thầy cô, yêu trường, yêu lớp… nên ý nghĩ nghỉ học giữa chừng của một số học sinh không nảy sinh, góp phần giảm tỷ lệ học sinh bỏ học xuống mức thấp nhất
           Với những giải pháp đã thực hiện trong năm học 2010 - 2011, trường THPT Chà Cang nhận thấy đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ. Tỷ lệ học sinh chuyên cần tăng lên, số học sinh bỏ học giảm hẳn so với năm học đầu tiên (tỷ lệ học sinh bỏ học đã xuống dưới 5%). Chất lượng giáo dục của nhà trường được nâng lên. Các chỉ tiêu phấn đấu đều đạt và vượt mức ban đầu nhà trường đề ra. Năm học 2011-2012, nhà trường đã nỗ lực trong công tác tuyên truyền, tuyển sinh lớp 10 đạt 180 em, hoàn thành chỉ tiêu Sở GD&ĐT giao.
          Bài học mà nhà trường có được khi thực hiện công tác huy động học sinh ra lớp là : Phải có sự đồng tâm nhất trí cao, phát huy trách nhiệm của đội ngũ CBGVNV, phụ huynh và đặc biệt là phát huy được vai trò của xã hội hóa giáo dục. Chủ động sáng tạo, đề ra những chủ trương và cách thức tổ chức thực hiện phù hợp điều kiện của trường.
          “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Thật vậy, một dân tộc mà dân trí thấp kém thì khó có điều kiện để tiếp thu và phát huy tinh hoa văn hóa, khoa học, công nghệ mới của nhân loại. Việc xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc là nhiệm vụ quan trọng nhằm phát triển nhân tố con người, đó vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự nghiệp Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn nhân lực. Làm tốt công tác duy trì sĩ số học sinh, giảm tỷ lệ học sinh lưu ban, bỏ học đến mức thấp nhất để góp phần xây dựng sự nghiệp giáo dục phát triển bền vững.

Tác giả bài viết: Nguyễn Tuấn Anh

 Tags:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

VĂN BẢN MỚI NHẤT
QUYẾT ĐỊNH
Về việc công bố công khai thực hiện dự toán thu - chi ngân sách
6 tháng cuối năm 2023 của trường THPT Chà Cang
QUYẾT ĐỊNH
Về việc công bố công khai thực hiện dự toán thu - chi ngân sách
quý IV năm 2023 của trường THPT Chà Cang
QUYẾT ĐỊNH
Về việc công bố công khai dự toán chi ngân sách năm 2024
của trường THPT Chà Cang
QUYẾT ĐỊNH Về việc công bố công khai điều chỉnh dự toán chi ngân sách năm 2023 của trường THPT Chà Cang
QUYẾT ĐỊNH Về việc công bố công khai bổ sung dự toán chi ngân sách năm 2023 của trường THPT Chà Cang
Hoạt động nhà trường
Liên kết website

 

 

 

 

Ảnh hoạt động nhà trường
1anhhoithi.jpg 1266659120-nv.jpg 1266661209-nv.gif 1268850604-nv.jpg 1269273502-nv.jpg
Có thể bạn quan tâm
Quản trị thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập19
  • Hôm nay9,428
  • Tháng hiện tại189,629
  • Tổng lượt truy cập14,358,076
TRƯỜNG THPT CHÀ CANG
Xã Chà Cang, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên

Website đang trong quá trình xây dựng và thử nghiệm
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây