(THPTCC) Phương pháp làm bài văn nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lý.

Thứ năm - 20/12/2012 10:56
Các em học sinh lớp 12 thân mến! Trong khoảng 5 năm lại đây nghị luận xã hội đã không còn là kiểu bài xa lạ với các em nữa. Trong cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT và ĐH – CĐ khối C và D của Bộ GD & ĐT không thể thiếu dạng bài này, nó chiếm 30% tổng số điểm của bài thi. Vì vậy sự thành công hay thất bại của các em ở dạng bài này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kết quả của môn Văn nói riêng đồng thời quyết định đến cánh cửa đỗ tốt nghiệp và ĐH-CĐ của các em. Nghi luận xã hội bao gồm 3 kiểu bài cơ bản đó là nghị luận xã hội về một hiện tượng đời sống; nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lí và nghị luận xã hội về một vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học. Trong ba dạng đó thì dạng bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí là các em hay gặp nhất. Để giúp các em không bị lúng túng trước kiểu bài này, thầy sẽ định hướng, gợi mở phương pháp làm bài nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lí mang tính chất tham khảo đối với các thầy cô và các em học sinh.
           Có thể nói rằng nghị luận xã hội  là kiểu bài vừa dễ, lại vừa khó. Dễ bởi vì các em không phải học nhiều, không phải ghi nhớ nội dung kiến thức như kiểu bài nghị luận văn học. Nhưng cũng rất khó đối với học sinh, đặc biệt là học sinh vùng cao vì kiểu bài này đòi hỏi vốn hiểu biết phong phú về đời sống xã hội đang diễn ra xung quanh các em hàng ngày, hàng giờ. Thực tế chấm bài bài của các em, thầy nhận thấy khó khăn lớn nhất của các em là xác định yêu cầu của đề, chỉ một số ít em hiểu đúng yêu cầu của đề còn đa số các em mới chỉ xác định gần đúng yêu cầu của đề, cá biệt một số em không hiểu yêu cầu của đề. Các em biết rằng hiểu đúng yêu cầu của đề là yêu cầu quan trọng nhất trong quá trình làm bài văn nghị luận, khi các em xác định đúng yêu cầu của đề thì bài viết chắc chắn sẽ có điểm tùy theo khả năng diễn đạt, lập luận của từng em mà điểm nhiều hay ít, nhưng nếu xác định sai yêu cầu thì bài biết dù có hay đến mấy, lập luận có thuyết phục bao nhiêu đi nữa các em cũng không có điểm. Vì vậy đứng trước mỗi đề các em cần đọc kĩ, suy nghĩ kĩ để xác định đúng yêu cầu của đề. Đề bài thường được diễn đạt theo hướng mở hoặc đóng, trực tiếp hoặc gián tiếp. Dạng đề mở cho phép các em tương đối tự do bày tỏ quan điểm, chính kiến của mình về một vấn đề nào đó miễn là lập luận của các em thuyết phục được giám khảo. Sau đây thầy xin đưa ra một vài đề diễn đạt theo hướng mở. ( Đề 1: suy nghĩ của anh/chị về tình bạn trong cuộc sống, Đề 2: Sách đối với đời sống con người,...). Đó cũng là dạng để diễn đạt trực tiếp tức là yêu cầu của đề đã lộ rõ và thường các em không khó khăn gì để xác định được đúng yêu cầu của đề. Nhưng phần lớn các đề thi của các em lại là đề đóng và được diễn đạt gián tiếp. Ví dụ cũng là tình bạn nhưng người ra đề có thể diễn đạt gián tiếp như sau: “Tình bạn cần như nước uống, nhưng phải biết tìm nguồn trong mà uống”. Anh/chị hãy bày tỏ quan điểm của mình về ý kiến trên. Muốn xác định được đúng yêu cầu của đề thì các em phải giải mã được các hình ảnh so sánh, ẩn dụ. Vế thứ nhất của đề dùng hình ảnh so sánh tình bạn cần như nước uống yêu cầu các em phải xác định được vai trò, sự cần thiết của tình bạn, nếu không có tình bạn thì cuộc sống của chúng ta sẽ ra sao? Còn vế thứ hai hình ảnh ẩn dụ “nước trong” tức là những người bạn tốt, phải tìm nguồn trong mà uống tức là khuyên chúng ta phải biết lựa chọn bạn mà chơi, kết bạn với những người tốt, tránh xa người xấu cũng giống như nước bẩn ta uống vào sẽ mắc bệnh, thậm chí sẽ nguy hiểm đến tính mạng.

Sau khi xác định đúng yêu cầu của đề, các em có thể vận dụng phương pháp làm bài mà các thầy cô đã dạy để giải quyết. Phần thân bài của bài viết thường có bốn luân điểm như sau. Luận điểm 1 yêu cầu các em phải giải thích được nội dung, ý nghĩa của tư tưởng đạo lí đã nêu ra ở đề, các em cần tập trung vào các từ ngữ then chốt ( từ chìa khóa), hoặc giải mã được các hình ảnh so sánh, ẩn dụ ví dụ: Trên những vùng sỏi đá khô cằn, cây hoa dại vẫn mọc lên , phát triển rất nhanh và nở ra những chùng hoa thật đẹp. Các em phải hiểu vùng sỏi đá khô cằn là tượng trưng cho môi trường sống, hoàn cảnh sống khó khăn, khắc nghiệt của con người; cây hoa dại vẫn mọc lên, phát triển rất nhanh đó chính là sức sống, nghị lực của con người; còn nở ra những chùm hoa thật đẹp đó là những cống hiến, đóp góp của con người. Từ việc giải mã các hình ảnh so sánh, ấn dụ đó các em rút ra ý nghĩa của câu nói đề cập đến hiện tượng những con người nghị lực vươn lên chiến thắng số phận để sống và sống có ích cho xã hội. Luận điểm 2, bản chất của nó là việc các em lấy dẫn chứng những tấm gương, những hành động, việc làm, nghĩa cử cao đẹp liên quan đến nội dung ý nghĩa của tư tưởng đạo lí đã nêu ra ở đề để ca ngọi họ. Các em cần chú ý dẫn chứng phải tiêu biểu, chọn lọc thì mới thuyết phục được giám khảo. Luận điểm 3 của bài viết chính là việc các em biêt phê phán những con người, hành động, việc làm không đẹp liên quan đến nội dung ý ngĩa của tư tưởng đạo lí đã nêu ra ở đề. Các em thấy rằng bất cứ một vấn đề nào cũng chứa đựng hai mặt đối lập đúng- sai, tốt- xấu, thiện- ác, cao cả- thấp hèn,…Các em cần biết ca ngợi, đồng tình với cái đúng, đồng thời biết phê phán cái xấu, cái ác. Luận điểm cuối cùng, yêu cầu các em phải rút ra được bài học cho mình. Tư tưởng đạo lí nào cũng hàm chứa một bài học nhân sinh sâu sắc, vì vậy các em phải rút ra được bài cho mọi người và cho riêng bản thân mình, thường những vấn đền nghị luận rất gần gũi với học sinh, là học sinh các em cần phải rèn luyện như thế nào. Và tất nhiên để làm theo những tư tưởng đạo lí đó không dễ dàng, đòi hỏi các em phải kiên trì rèn luyện mới được. Đó là xương sống của bài văn nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lí, mong các em lưu ý.

          Tóm lại dạng bài nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lí rất phong phú, đa dạng thế nhưng người ra đề không bao giờ đánh đố các em, những vấn đề nghị luận là những vấn để rất quen thuộc gần gũi với học sinh. Ví dụ như: Vai trò tác dụng của sách; những truyền thống tốt đẹp của con người Việt Nam ( tương thân tương ái, uống nước nhớ nguồn, yêu nước, tôn sư trọng đạo, yêu thương con người…); những đức tính tốt  của con người: trung thực, khiêm tốn, giản dị, tiết kiệm, khoan dung, vị tha, đồng cảm, chia sẻ, hoặc những đức tính xấu của con người:  dối trá,tự kiêu, tự đại, xa hoa, lãng phí, vô cảm, ích kỉ, thói vô trách nhiệm,…; hay như qun niệm sống, mục đích sống, lí tưởng, niềm tin, quan điểm về việc lựa chọn ngề nghiệp trong tương lai; hay những lời khuyên, lời dạy của người xưa,… Chỉ cần các em nắm trắc phương pháp làm bài, có một vốn kiến thức xã hội nhất định, khả năng diễn đạt và lập luận tương đối một chút là có thể làm tốt dạng bài này. Chúc các em thảnh công!
                                                                    Nguyễn Văn Tập
                                                                   Tổ trưởng tổ Văn- Tiếng Anh
 Tags: , , , , , , , , , , , , , , , , , , , ,

Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 4 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

VĂN BẢN MỚI NHẤT
QUYẾT ĐỊNH
Về việc công bố công khai thực hiện dự toán thu - chi ngân sách
6 tháng cuối năm 2023 của trường THPT Chà Cang
QUYẾT ĐỊNH
Về việc công bố công khai thực hiện dự toán thu - chi ngân sách
quý IV năm 2023 của trường THPT Chà Cang
QUYẾT ĐỊNH
Về việc công bố công khai dự toán chi ngân sách năm 2024
của trường THPT Chà Cang
QUYẾT ĐỊNH Về việc công bố công khai điều chỉnh dự toán chi ngân sách năm 2023 của trường THPT Chà Cang
QUYẾT ĐỊNH Về việc công bố công khai bổ sung dự toán chi ngân sách năm 2023 của trường THPT Chà Cang
Hoạt động nhà trường
Liên kết website

 

 

 

 

Ảnh hoạt động nhà trường
1anhhoithi.jpg 1266659120-nv.jpg 1266661209-nv.gif 1268850604-nv.jpg 1269273502-nv.jpg
Có thể bạn quan tâm
Quản trị thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập31
  • Hôm nay6,138
  • Tháng hiện tại289,487
  • Tổng lượt truy cập14,457,934
TRƯỜNG THPT CHÀ CANG
Xã Chà Cang, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên

Website đang trong quá trình xây dựng và thử nghiệm
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây