Tháng 9-1941, lúc này cách mạng nước ta đang đứng trước những khó khăn của chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945), Bác viết bài thơ Kêu gọi thiếu nhi ngày 21- 9, có một câu đã trở thành ca dao mới:
Bác đã dự đoán trước tương lai của các em khi đất nước độc lập, hoà bình:
Tình thương của Bác dành nhiều nhất cho những trẻ em cơ nhỡ, nghèo khó, nhất là trẻ em nông thôn:
Cách mạng tháng Tám thành công, chỉ sau 13 ngày đọc Tuyên ngôn độc lập, giữa lúc chúng ta đang phải đương đầu với giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm, Bác vẫn có thư mừng Trung thu Độc lập đầu tiên của các cháu (15-9-1945). Bác viết: Cảnh trăng tròn, gió mát, hồ lặng, trời xanh của Trung thu lại làm cho các cháu vui cười hớn hở… Bác Hồ cũng vui cười hớn hở với các cháu. Bác rất tâm đắc câu thơ của Lỗ Tấn: Quắc mắt coi khinh nghìn lực sĩ/ Cúi đầu làm ngựa chú nhi đồng. Mỗi khi rãnh rỗi, Bác lại Xách bương, dắt trẻ ra vườn tưới rau.
Trung thu 1951, khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của ta đang chuyển sang giai đoạn phản công, từ chiến khu Việt Bắc, Bác đã có thơ mừng Trung thu gởi các cháu thiếu niên, nhi đồng cả nước:
Tấm lòng của Bác đối với các cháu còn sáng đẹp hơn cả trăng rằm Trung thu.
Bác đang chia kẹo cho các cháu |
Năm sau, ngày 25- 9- 1952, khi quân ta đang thắng lớn trên các chiến trường Tây Bắc và ở đồng bằng Bắc Bộ, Bác rất phấn khởi, gửi tới các cháu thư chúc mừng. Trong đó có một đoạn thơ rất giàu nhạc điệu, đã được nhạc sĩ Phong Nhã phổ thành bài hát, các em thiếu nhi rất thích: Ai yêu các nhi đồng/ Bằng Bác Hồ Chí Minh/ Tính các cháu ngoan ngoãn/ Mặt các cháu xinh xinh/ Mong các cháu cố gắng/ Thi đua học và hành/ Tuổi nhỏ làm việc nhỏ/ Tuỳ theo sức của mình/ Để tham gia kháng chiến/ Để gìn giữ hoà bình/ Các cháu hãy xứng đáng/ Cháu Bác Hồ Chí Minh!
Mùa thu 1953, ta đang dồn sức để tổng tấn công giặc ở chiến trường Điện Biên Phủ, ngày đêm Bác rất bận chỉ đạo chiến dịch, nhưng Bác vẫn dành thời gian viết thơ tặng các cháu:
(16 – 9 – 1953).
Sau chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp, Trung thu hoà bình đầu tiên, Bác viết ngắn gọn mấy dòng với lời lẽ mộc mạc mà chân tình: … Lần này Bác bận việc quá, không rảnh làm thơ gửi cho các cháu. Bác chỉ chúc các cháu mạnh khoẻ, vui vẻ, ngoan ngoãn và cố gắng thi đua học hành. Đến ngày Nam Bắc một nhà/ Các cháu xúm xít thì ta vui lòng. (11- 9- 1954).
Bác đang xem tập vở của các cháu (ảnh TL) |
Tiếp theo những năm tháng chúng ta xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược miền Nam, năm nào Bác cũng có thư mừng Trung thu gởi cho các cháu. Những ngày Bác bị bệnh nặng ở Hà Nội, và trước lúc đi xa, Người vẫn thèm nghe các cháu hát:
Tấm lòng của Bác đối với các em thiếu niên, nhi đồng bao la như biển Thái Bình dạt dào, trong và đẹp như ánh buổi bình minh, ngọt ngào như nước suối ban mai đầu nguồn. Người không con mà có triệu con (Nguyễn Đình Thi), và lúc nào Người cũng dành Sữa để em thơ, lụa tặng già (Tố Hữu).
Bác Hồ kính yêu luôn ở bên các em, và trong lòng các em luôn khắc sâu hình ảnh Bác: Đêm qua em mơ gặp Bác Hồ/ Râu Bác dài tóc Bác bạc phơ/ Em âu yếm hôn đôi má Bác/ Vui bên Bác là em múa hát/ Bác mĩm cười Bác khen em ngoan/ Bác gật đầu Bác khen em ngoan… (Xuân Giao).
Tác giả bài viết: Lê Xuân
Nguồn tin: Báo GD&TĐ Online
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
VĂN BẢN MỚI NHẤT |