Thưởng Tết giáo viên: Nơi ấm, nơi lạnh

Thứ ba - 05/02/2013 05:25
Các trường ở thành phố do được tự chủ tài chính và dễ làm công tác xã hội hóa nên số tiền “kết dư” cuối năm được dùng để thưởng tết cho giáo viên. Ngược lại, ở vùng cao thì câu chuyện thưởng Tết vẫn còn rất xa vời.

Năm nay, hầu hết các trường ở Hà Nội khẳng định giáo viên (GV) đều có tiền thưởng Tết. Tuy nhiên, mức thưởng hoàn toàn phụ thuộc về khẳng năng chi tiêu tài chính của mỗi trường. Với những trường làm tốt và có kết dư lớn thì mức thưởng có thể lên đến tiền triệu.

Lãnh đạo trường mầm non Cát Linh (quận Đống Đa) cho hay: “Mặc dù năm nay nền kinh tế khó khăn nhưng nhà trường cũng cố gắng duy trì mức thưởng Tết như năm trước, khoảng một tháng lương. Đây là sự cố gắng của Ban giám hiệu nhà trường trong việc tìm các nguồn tài trợ để hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất nên cuối năm có khoản tiền kết dư thưởng Tết cho GV”.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, các GV nơi đây còn được UBND quận Đống Đa hỗ trợ tiền tết với mức dao động từ 1,5 - 2 triệu đồng, tùy thuộc đó là GV biên chế hay hợp động.

Là một trong những trường được đánh giá là “giỏi” trong việc tìm các nguồn hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất, số tiền kết dư của Trường tiểu học Thành Công B (quận Ba Đình) luôn ở mức nhất nhì trong Quận. Chính vì thế, mức thưởng Tết GV của trường cũng khá hơn. Không “tiết lộ” con số chính thức nhưng cô Phạm Thị Yến - Hiệu trưởng nhà trường khẳng định: “Mức thưởng năm nay đủ để cho các GV cảm thấy hài lòng”.

Khác với các cấp học mầm non, tiểu học và THCS thì ở bậc THPT, mức thưởng Tết cho GV Hà Nội khá cao. Cô Nguyễn Bội Quỳnh - Phó hiệu trưởng Trường THPT Việt Đức cho biết mức thưởng năm nay khoảng hơn 2 tháng lương. Hiệu trưởng Trường THPT Đoàn Kết (Q. Hai Bà Trưng) cũng tiết lộ: “Hiện nhà trường đang làm thưởng Tết cho GV. Với việc tiết kiệm chi tiêu thì tiền thưởng được khoảng 1, 2 tháng lương”.

Theo các chuyên gia phân tích thì tiền kết dư nhiều hay ít phụ thuộc nhiều yếu tố: quy mô nhà trường, số lượng học sinh, sĩ số, bậc lương... Nếu trường ít học sinh, GV lớn tuổi nhiều đi đôi với bậc lương cao thì khó có phần kết dư. Trong khi đó, quy mô trường THPT rất lớn, số học sinh cao hơn nhiều so với các cấp học dưới nên dẫn đến việc có kết dư nhiều hơn.

Nhưng trên thực tế điều này chỉ đúng với các trường THPT đóng trên địa bàn các thành phố hoặc những vùng thuận lợi. Ngoài việc có kết dư lớn hơn, các trường này có thể tìm kiếm được nguồn thu như cho thuê địa điểm, chiết khấu phần trăm các hoạt động dạy thêm… Nhưng ở những nơi khó khăn, đặc biệt là vùng cao ngoài khoản tiền ngân sách thì các trường chẳng có khoản thu thêm nào.

Nhiều hiệu trưởng các trường vùng cao tâm sự với chúng tôi rằng, hàng năm chỉ lo tổ chức mấy khâu khai giảng, 20/11, sơ kết và tổng kết… cũng đã mệt bở hơi tai. “Tiền ngân sách rót về trường chủ yếu là để chi trả chi phí thường xuyên (trả lương cho GV) chứ lúc cấp có tính đến các khoản bên lề này đâu” - một hiệu trưởng trường vùng cao cho biết. Cũng theo hiệu trưởng này, vùng khó việc hỗ trợ cho GV vài trăm nghìn đồng là cả một vấn đề.

Ở Lai Châu, tất các trường THPT đều được tự chủ tài chính nên có dôi dư đôi chút nhưng mức thưởng rất thấp. Ông Hoàng Đức Minh - Phó giám đốc Sở GD-ĐT Lai Châu cho hay: “Mức thưởng ở mỗi trường là khác nhau. Trường nào làm tốt thì GV còn được thưởng 1 tháng lương, tuy nhiên số này không nhiều. Phần lớn là thưởng già nửa tháng lương, thậm chí có trường chỉ được vài trăm nghìn”.

Ông Minh cũng cho biết thêm, ở các bậc học dưới thì đang còn gặp nhiều khó khăn, chưa được tự chủ tài chính hoàn toàn nên gần như không có chuyện thưởng Tết.

Cũng là vùng cao nhưng với địa hình đặc thù nên nhiều năm nay GV các cấp học của Điện Biên không có khái niệm “thưởng Tết”. Ông Lê Văn Quý - Giám đốc Sở GD-ĐT Điện Biên chia sẻ: “Với tình hình kinh tế khó khăn nên tiền ngân sách năm nay dành cho các trường giảm. Chính vì thế không có GV nào ở Điện Biên được thưởng tết. Mọi năm thì mức thưởng nếu có cũng chỉ khoảng 200 - 300 ngàn đồng gọi là để động viên”.

“Chúng tôi chỉ cố gắng làm sao để cho GV có thể lĩnh trước được lương tháng 2 luôn. Hiện nay phần lớn các đơn vị đều trả trước lương tháng 2 cho GV” - ông Quý cho biết.

Theo Dân trí

 
 Tags: , , , , , ,

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

VĂN BẢN MỚI NHẤT
QUYẾT ĐỊNH
Về việc công bố công khai thực hiện dự toán thu - chi ngân sách
6 tháng cuối năm 2023 của trường THPT Chà Cang
QUYẾT ĐỊNH
Về việc công bố công khai thực hiện dự toán thu - chi ngân sách
quý IV năm 2023 của trường THPT Chà Cang
QUYẾT ĐỊNH
Về việc công bố công khai dự toán chi ngân sách năm 2024
của trường THPT Chà Cang
QUYẾT ĐỊNH Về việc công bố công khai điều chỉnh dự toán chi ngân sách năm 2023 của trường THPT Chà Cang
QUYẾT ĐỊNH Về việc công bố công khai bổ sung dự toán chi ngân sách năm 2023 của trường THPT Chà Cang
Hoạt động nhà trường
Liên kết website

 

 

 

 

Ảnh hoạt động nhà trường
1anhhoithi.jpg 1266659120-nv.jpg 1266661209-nv.gif 1268850604-nv.jpg 1269273502-nv.jpg
Có thể bạn quan tâm
Quản trị thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập38
  • Hôm nay8,595
  • Tháng hiện tại299,333
  • Tổng lượt truy cập14,467,780
TRƯỜNG THPT CHÀ CANG
Xã Chà Cang, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên

Website đang trong quá trình xây dựng và thử nghiệm
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây